Đăng ngày: 28/3/2024
Bản in Lần xem: 114
Làng Nghề Mộc nội thất Đồ gỗ Thái Yên
Làng Nghề Mộc nội thất Đồ gỗ Thái Yên
Địa chỉ: KCN Thái Yên, xã Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh
Điện thoại: 0988.620.979
Email: [email protected]
Website: http://langmocthaiyen.com
 

Hà Tĩnh – Mảnh đất có bề dày lịch sử văn hoá với rất nhiều làng nghề truyền thống như: Làng rèn Minh Lương, Làng đóng thuyền Trường Xuân, Làng nón Tiên Điền, … Trong đó, không thể không nhắc đến làng mộc Thái Yên đã góp phần làm vẻ vang miền quê nghèo Hà Tĩnh. Hãy cùng TOPnoithat tìm hiểu về nghề mộc Thái Yên nhé.

1. Giới thiệu về làng nghề mộc Thái Yên
== Vị trí địa lý

Gọi là làng nghề nhưng thực chất Thái Yên là một xã phía đông của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Cách quốc lộ 8A chừng 1km, cách trung tâm huyện chừng 13km.

    Phía Bắc giáp với xã Đức Thịnh
    Phía Nam giáp xã Đức Thanh
    Phía Tây giáp xã Đức Thuỷ
    Phía Đông giáp xã Thuận Lộc

Thái Yên nằm trong vùng đất chiêm trũng nên có đất đai khá màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên nông nghiệp không phải là ngành sản xuất chính mà cư dân Thái Yên chủ yếu tập trung vào phát triển nghề mộc. Hiện nay có khoảng 1200 hộ tương đương 80% số hộ toàn xã làm nghề mộc. Hà Tĩnh là một tỉnh có tài nguyên rừng phong phú và đất rừng cung cấp một nguồn gỗ dồi dào cho sự phát triển nghề mộc ở Thái Yên.

Rạng danh nghề mộc đồ gỗ Thái Yên – Đức Thọ, Hà Tĩnh
Làng nghề mộc đồ gỗ Thái Yên – Đức Thọ, Hà Tĩnh

== Sự hình thành của vùng đất Thái Yên

Cư dân chủ yếu ở Thái Yên là cư dân bản địa vốn sinh sống lâu đời ở mảnh đất này. Ngoài ra còn có một số ở Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định di cư vào. Tương truyền nhóm người đầu tiên khai lập cộng đồng làng xóm chỉ có vài chục hộ, nguồn sống chính là khai phá đất hoang. Ngoài những vùng đất nhỏ hẹp mà những con người đầu tiên đến để tự khai phá, để dựng lều lán tạm bợ, còn lại xung quanh là vùng săng, lau, cây cỏ, hằng năm chỉ độc canh một vụ trồng lúa nước. Người dân chủ yếu lên mạn rừng Hồng Lĩnh đào củ mài để ăn, đời sống rất khó khăn. Trải qua hơn 1 thế kỷ đầu dân số ở đây cũng chỉ mới có vài chục người. Mãi cho đến thế kỷ XV – XVI làn sóng di cư liên tục từ miền Bắc vào làm dân số tăng lên, tới cuối thế kỷ XVI đến những thập niên đầu của thế kỷ XVIII cư dân hầu như đã ổn định. Từ đó về sau dân số phát triển là do nội bộ của dòng tộc tăng trưởng.

Từ lúc mới lập làng có tên là Đại An, tới triều đại Trần Minh Tông (1314 – 1329) vào khoảng năm 1320 làng đổi tên thành Thái Bình. Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Hậu Lê, hiệu là Bình Định Vương (1428), những tên đất, tên làng phạm huý phải đổi chệch sang tên khác. Làng Thái Bình cũng nằm trong trường hợp đó, từ đó chuyển thành Thái Yên. Với ước vọng cuộc sống an cư, lạc nghiệp lâu dài.

== Lịch sử làng nghề mộc

Nghề làm mộc ở Thái Yên đã hình thành và phát triển lâu đời. Về nguồn gốc của làng nghề có từ bao giờ và ai là “ông tổ nghề” thì đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo các bậc cao niên trong làng thì nghề mộc ở Thái Yên có lẽ được hình thành ngay từ khi lập làng, cách đây chừng 700 năm.

Trong một tư liệu ngắn về “Sự tích đền Thái Yên” của cụ Nguyễn Viết Triêm có ghi: “Lúc đầu Thái Yên chưa có nghề mộc, vào khoảng năm 1527 có ông Nguyễn Viết Đức đến sinh cơ lập nghiệp truyền bá nghề mộc cho dân làng”. Cũng theo cuốn Gia phả họ Nguyễn Viết cho rằng ông Nguyễn Viết Đức chính là người đã mang nghề mộc đến. Tuy chưa có một nguồn sử liệu chính thức nào, nhưng nhiều thông tin truyền miệng gần như là giống nhau của nhiều vị cao tuổi trong làng nghề mộc Thái Yên vốn có nguồn gốc từ Thanh Hoá. Hiện nay bài vị của ông Nguyễn Viết Đức đang được dân làng thờ phụng trong đền Thái Yên.

Nghề mộc Thái Yên đã được nhắc đến trong cuốn “Lịch sử Hà Tĩnh” của Đặng Duy Báu, Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê. Hay trong cuốn “Non nước Việt Nam” do Vũ Thế Bình chủ biên của NXB Lao động xã hội, cũng đề cập đến làng mộc Thái Yên như một phần của bảo tàng điêu khắc gỗ lâu đời thuộc hàng tinh xảo của những người thợ mộc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Còn cả cuốn “Làng cổ Hà Tĩnh – tập 1” của tác giả Thái Kim Định và Võ Hồng Huy cũng đề cập đến làng mộc Thái Yên với bề dày lịch sử văn hoá.

Rạng danh nghề mộc đồ gỗ Thái Yên – Đức Thọ, Hà Tĩnh

2. Sự phát triển của làng nghề mộc Thái Yên

== Những năm tháng đầu tiên của làng nghề

Sau khi vị tổ sư về định cư tại quê hương mới này đã truyền nghề cho dân làng bước đầu biết cưa, xẻ và làm những đồ dùng thông dụng trong gia đình như bàn ghế, giường, cũi,… từ đó nghề nghiệp cứ nhân rộng và phát triển dần. Hoạt động sản xuất ở Thái Yên bắt đầu tấp nập hẳn lên. Đàn bà con gái thì chuyên làm ruộng, đàn ông thì tập hợp thành từng nhóm để tập nghề. Sau một thời gian các đồ dùng thông dụng trong nhân dân đã tạm đủ, người thợ tiếp tục tìm mua các vật liệu cưa xẻ rồi làm ra các sản phẩm đến các chợ của các địa phương khác bán hoặc đổi lấy hàng hoá cần thiết: lương thực, thực phẩm, vải, dầu,…”

Thời gian này kỹ thuật nghề nghiệp mới dừng lại ở mức độ đơn giản. Bên cạnh các nhóm thợ sản xuất ở hộ gia đình đã có một số nhóm thợ đi làm nhà cửa và các công trình đình chùa ở khắp trong và ngoài tỉnh. Đây chính là bước khởi đầu cho sự phát triển của làng nghề thủ công truyền thống. Trong một thời gian dài dân làng Thái Yên đã tích luỹ được vốn liếng nghề để trở thành những người thợ nổi tiếng.

Đến cuối thế kỉ XIX nghề đã phát triển mạnh và rất thịnh vào những năm cuối của thế kỉ XX. Thời gian này được coi là bước phát triển vượt bậc của làng nghề và trở thành một hiện tượng trong nền kinh tế của huyện Đức Thọ. Nhất là từ khi chính thức trở thành làng nghề hoạt động theo cơ chế mới.

== Nguồn nguyên liệu và công cụ sản xuất

Hà Tĩnh vốn có khí hậu rất khắc nghiệt, nhiều thiên tai, diện tích đồi núi chiếm phần lớn. Với những yếu tố đó là điều kiện cho Hà Tĩnh phát triển nghề rừng và khai thác rừng. Rừng núi bạt ngàn là kho của cải vô giá với đầy đủ các loại gỗ quý như lim, sến, táu, dổi,… Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề mộc.

Về hệ thống công cụ sản xuất giai đoạn đầu rất đơn giản, bao gồm những công cụ cầm tay như: Một bộ cưa gồm những chiếc cưa khác nhau về kích cỡ và hình dạng của lưỡi, một bộ đục gồm đục phẳng, đục cong và đục tỉa, mỗi loại đục lại bao gồm nhiều chiếc đục khác nhau về kích cỡ; bào tay, dao gọt, nạo, giấy ráp để đánh bóng… Lúc đầu chủ yếu là gia công bằng tay và cần nhiều sức lao động song năng suất và chất lượng còn thấp, độ tinh xảo và mẫu mã còn hạn chế.

Từ khi bước vào cơ thế thị trường, đặc biệt là từ năm 1995 đến nay cùng với sự du nhập và sử dụng rộng rã máy móc vào sản xuất với nhiều loại máy như: máy cưa, máy bào, máy xẻ gỗ, máy tiện, máy đánh bóng… Việc sử dụng máy móc đã giúp cho năng suất và chất lượng sản phẩm được tăng lên rõ rệt, mẫu mã sản phẩm cũng đa dạng hơn, các chi tiết chạm trổ cũng tinh xảo hơn rất nhiều. Nhờ vậy mà sản phẩm của làng mộc Thái Yên ngày càng đáp ứng được thị hiếu của khách hàng trong và ngoài tính, danh tiếng và uy tín của Thái Yên ngày càng vang xa.

== Cơ hội giao thương

Trải qua thời gian, sản phẩm của nghề mộc so với trước đây đã có bước phát triển cao hơn và bắt đầu trở thành một sản phẩm hàng hoá khá phổ biến ở những vùng lân cận. Thái Yên bắt đầu trở thành một làng nghề được nhiều vùng gần xa biết đến. Thời kỳ Pháp xâm lược nước ta các làng nghề truyền thống có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ tìm chỗ đứng ổn định và phát triển kinh tế.

Những người thợ mộc Thái Yên có mặt khắp các nơi trong nước và sang tận các nước bạn Lào, Campuchia để hành nghề.

Trên các vùng Phú Xuân, Bạch Mã, Đà Lạt, Tuy Hoà, Bình Định, đã xuất hiện các cửa hiệu “Mộc Thái Yên” sản xuất đủ các loại đồ dân dụng với mẫu mã đẹp, đa dạng, phong phú. Sản phẩm của mộc Thái Yên đã có mặt tại nhiều thị trường trong nước, đặc biệt là các mặt hàng cao cấp đã có chỗ đứng trên thị trường Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu… Tiêng TP.Vinh và các vùng phụ cận tỉnh Nghệ An đồ mộc Thái Yên chiếm khoảng 30% thị phần, còn ở Hà Tĩnh khi nói đến đồ mộc thì người ta nghĩ ngay đến Mộc Thái Yên.

== Những sự kiện quan trọng của làng nghề:

+/ Ngày 2/7/2011, tại nhà hát lớn Hà Nội, làng mộc Thái Yên đã được Hiệp hội làng nghề Việt nam phong tặng là 1 trong 9 làng nghề có sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

+/ Năm 2002, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt quy hoạch chi tiết Cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp xã Thái Yên có tổng diện tích 5,5 ha, ngân sách Nhà nước đầu tư cho hạ tầng cụm gần 34 tỷ đồng. Đến năm 2009, toàn bộ diện tích được lấp đầy với 33 dự án, tổng mức đầu tư gần 150 tỷ đồng. Trước tình hình phát triển mạnh của nghề mộc truyền thống và nhu cầu của nhân dân xã Thái Yên, năm 2012 UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng mở rộng Cụm công nghiệp Thái Yên, huyện Đức Thọ, với tổng diện tích 15,25 ha.

+/ 3/2019, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Mộc Thái Yên – Làng nghề truyền thống Đức Thọ, Hà Tĩnh”.

Rạng danh nghề mộc đồ gỗ Thái Yên – Đức Thọ, Hà Tĩnh

3. Các sản phẩm đặc trưng của mộc Thái Yên

Làng mộc Thái Yên có bề dày truyền thống hàng trăm năm, sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều mặt hàng, với nhiều mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Lúc đầu những người thợ chỉ làm các đồ vật thông thường như mâm, khay, hương án,… để thờ tự, rồi trai làng Thái Yên toả đi khắp nơi học hỏi kinh nghiệm về đóng bàn ghế, giường tủ, xa long, tràng kỷ,… bán ra ngoài thị trường. Trải qua quá trình phát triển đến thế kỷ XIX, kỹ thuật chế tác đã tinh xảo hơn. Ngoài các sản phẩm mẫu mã đơn giản, người Thái Yên còn sản xuất các mẫu hàng hoá phức tạp hơn như vò hương, mâm thờ để hoa quả, long ngai, hương án,… trình độ kỹ thuật chạm trổ đạt đến độ tinh vi.

Thái Yên mở rộng thị trường cạnh tranh và từng bước chinh phục từng bậc cao trong nghề nghiệp. Trải qua bao thế hệ làng nghề luôn có những thợ tài hoa, ít nơi sánh kịp. Những tên tuổi như Cửu Ngại, ông Hồng, Võ Em được dân làng tôn vinh là những bậc kỳ tài về chạm trổ “Long, ly, quy, phượng” tại các đình chùa, lăng tẩm.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp những người thợ Thái Yên sản xuất ra nhiều loại súng kíp, vỏ mìn, lựu đạn. Bên cạnh đó những người thợ này còn làm ra loại bút máy Thái Yên với mẫu mã có phần tân thời hơn các loại bút Pác-ke, Pi lốt. Sản phẩm bút máy Thái Yên đáp ứng kịp thời phong trào bình dân học vụ của địa phương..

Ngoài ra, những người thợ Thái Yên còn sáng chế ra những chiếc máy phức tạp hơn thay thế dần những chiếc xe kéo sợ và cung bông lạc hiệu. Với năng khiếu và khả năng cảm thụ tuyệt vời của mình, những người thợ còn làm các loại nhạc cụ như đàn ghita, vĩ cầm…

Từ năm 1995 được xem là thời kỳ hoàng kim của làng mộc Thái Yên cùng với việc sử dụng máy móc và sản xuất đồ mộc. Các xưởng đều trang bị các máy móc hiện đại như máy cưa, máy bào nhờ vậy mà năng suất tăng gấp 10 lần so với trước đây. Chất lượng và độ tinh xảo của sản phẩm làng nghề cũng nâng lên rõ rệt, ngày càng đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu của khách hàng trong và ngoài tỉnh. Với những sản phẩm độc đáo như lộc bình, bàn ghế, xa lông, giường môdec, tủ tường, lan can, hương án với nhiều mẫu mã đẹp, tinh tế.

Để nâng cao năng lực sản xuất với mục đích sản phẩm làm ra nhiều hơn, đẹp hơn, thu hút khách hàng nhiều hơn các chủ làm đồ mộc đã đầu tư hàng tỷ đồng mua sắm phương tiện, máy móc. Nhờ đó nguồn thu của làng nghề từ đỗ gỗ lên đến hàng chục tỷ đồng. Vào những ngày nghỉ cuối tuần khách thập phương tới tham quan và mua hàng rất đông. Bởi sản phẩm của làng nghề đã được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và bắt đầu nổi tiếng với thương hiệu “Mộc Thái Yên”.

Ngoài ra, một số xưởng trong làng cũng chuyên về đồ gỗ lưu niệm: sổ, đèn, móc khóa, đĩa, bình hoa, cốc… Đây là hướng đi khá mới mẻ đối với một làng nghề truyền thống như Thái Yên. Các sản phẩm đồ lưu niệm bằng gỗ không chỉ mang nét đẹp văn hóa cổ xưa mà còn hòa quyện với phong cách hiện đại, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Cụm tiểu thủ công nghiệp xã Thái Yên
Những cửa hàng trưng bày được quy hoạch khang trang, đẹp đẽ tại Thái Yên
4. Những khó khăn trong hoạt động sản xuất đồ gỗ Thái Yên
== Thiếu nguồn nguyên liệu

Trong sản xuất đồ gỗ, nguồn nguyên liệu gỗ là yếu tố sống còn cho việc sản xuất sản phẩm mộc. Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích rừng rộng lớn với trên 300.000 ha rừng và đất rừng. Hà Tĩnh lại giáp với với Nghệ An và nước bạn Lào cũng là nơi có nguồn gỗ rất phong phú, đây là nguồn nguyên liệu khá dồi dào cho sản xuất mộc Thái Yên không ngừng cải tiến kỹ thuật sản xuất, nâng cao chất lượng cũng như cải tiến mẫu mã. Sản phẩm làm ra ngày càng nhiều hơn, vì vậy câu hỏi đặt ra về nguồn nguyên liệu để đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất lại trở thành nỗi băn khoăn, trăn trở của làng nghề. Thêm vào nó do nạn khai thác rừng bừa bãi ở khu vực tỉnh càng làm cho tình trạng thiếu nguyên liệu của Thái Yên ngày càng trầm trọng hơn. Vấn đề thiếu nguyên liệu cho sản xuất ở một số xưởng sản xuất diễn ra thường xuyên.
== Cạnh tranh thương hiệu

Để gây dựng được thương hiệu “Mộc Thái Yên” như ngày nay vốn không phải điều dễ dàng. Vậy mà có những thời điểm, đồ gỗ của làng nghề bỗng trở nên ế ẩm, các cửa hàng đìu hiu, vắng khách. Đó là quãng thời gian năm 2019, hàng làm xong tồn đọng nhiều, đơn hàng mới không có khiến các cơ sở sản xuất hoạt động cầm chừng. Nguyên nhân hàng mộc Thái Yên không bán được là do hàng Bắc (đồ mộc của các tỉnh như Hà Nội, Quảng Ninh…) tràn về Hà Tĩnh. Các đại lý kinh doanh cũ thay đổi đầu mối vì giá thành rẻ hơn. Thậm chí nhiều cửa hàng bán nội thất còn nhập đồ gỗ nơi khác về và “gắn mác” mộc Thái Yên, nhưng thực tế chất lượng không được như hàng sản xuất tại làng nghề.

Từ thực trạng trên, chính quyền và các cơ quan chức năng cần có giải pháp lâu dài để bảo vệ thương hiệu làng nghề mộc có tuổi đời hơn 400 năm và từng vang danh đến tận Hồng Kông, Thượng Hải (Trung Quốc) một thời.
Người thợ mộc Thái Yên đang sản xuất tại xưởng
Các hoạt động sản xuất của làng nghề
5. Thái Yên – Vùng đất văn hoá

Cùng với đời sống vật chất, xây dựng làng nghề thì Thái Yên còn hình thành cả nền văn hoá vật thể lẫn phi vật thể. Theo khảo sát, hướng đông của làng có miếu mộ, hướng tây có đền Thái Yên, hướng nam có đền Thánh thợ, hướng bắc có chùa Vĩnh Phúc để trấn giữ xóm làng được yên bình, dân cư phát đạt.

Trong đó khu di tích lịch sử văn hoá cụm đền thờ Thái Yên đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá, suốt hàng trăm năm nay nó vẫn giữ một vị thế hết sức đặc biệt.
== Đền Thái Yên

Ngôi đền được xây dựng cách đây khoảng hơn 5 thế kỷ. Lúc đầu chỉ là một ngôi miếu nhỏ nằm ở phần đất xóm Cồn. Ngôi đền nằm trên một khu đất cao, là nơi thờ Thánh sự nghề mộc của Thái Yên. Nét độc đáo của ngồi đền chính là nghệ thuật chạm khắc gỗ điêu luyện với những tạo tác của những bàn tay tài hoa của những nghệ nhân Thái Yên. Tất cả các bộ phận bằng gỗ xà, cốn, kè, các mảnh gỗ,… và các đồ thợ tự long, hương án, tượng gỗ bài vị, long ngai,… đều được chạm trổ một cách rất tinh vi.

Dù trải qua những biến động của lịch sử nhưng đến nay hệ thống đền chùa vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, cổ kính của một thời kỳ lịch sử. Hiện tại ngôi đền vẫn lưu giữ lại nhiều sắc chỉ, bi kí có giá trị về lịch sử và văn hoá. Hàng năm cứ mỗi dịp rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 nhân dân trong làng đến đây dâng lễ vật bái tạ.
== Nhà thờ Thánh Thợ

Đây là nơi thờ những vị tổ sư của nghề mộc Lỗ Ban, Lỗ Bộc. Công trình này được xây theo kiến trúc trung đại, mang tính biểu tượng đặc trưng của làng nghề. Để ghi nhớ công ơn vị tổ đưa nghề mộc truyền bá cho dân làng, đàu năm 1892 nhân dân đã cùng nhau gây quỹ công đức để cùng nhau xây dựng nên ngôi đền này. Ngôi đền Thánh thợ được khánh thành vào năm 1893. Nhà thờ Thánh Thợ nằm trong quần thể khu di tích cũ, ngày nay người dân địa phương vẫn thờ tự chu đáo cả nhân thần và linh thần.

=> Cả đền Thái Yên và nhà thờ Thánh Thợ đều là các di tích kiến trúc mang những nét chung của đền chùa xứ Nghệ, nhưng cũng có nét đặc trưng riêng, đó là sự giản dị, không hoa mỹ mà vẫn thể hiện được nét tinh vi, sắc sảo, phản ánh đúng tâm hồn, bản chất và tài năng của nghệ nhân làng mộc Thái Yên.
Tổng kết

Tìm hiểu về làng mộc Thái Yên có thể khắc hoạ một cách toàn diện về lịch sử của nghề, kỹ thuật sản xuất, quá trình phát triển từ lúc ra đời cho đến nay, cùng với những bước thăng trầm của nó. Từ đó góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị vật thể và phi vật thể tại địa phương, quảng bá sản phẩm và thương hiệu của làng nghề khắp trong nước. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay đất nước đang quá trình hội nhập nhiều giá trị bị biến đổi, nhiều làng nghề truyền thống bị mai một dần, thì việc khôi phục, giữ gìn những nét đẹp văn hoá, cùng với việc phát triển làng nghề là điều rất cần thiết.

Làng Nghề Đồ gỗ Thái Yên
ĐC: KCN Thái Yên, xã Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh
Sdt/zalo: 0988.620.979 - 0986.467.865
Email: [email protected]
Website: http://langmocthaiyen.com

congtycp456.vn
xgym.vn
yensaosimnest.com
khosonnghean.com
banghenhomducdep.com
daunhondaunhot.com
vaytienhatinh.com
dichvuvinh.com
TIN TỨC - KHUYẾN MÃI
Thiết kế website chuẩn SEO kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp
(Thethaovanhoa.vn) - Theo thống kê của Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin (VECITA - Bộ Công Thương), khoảng 20% doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có website riêng nhưng hơn một nửa trong số đó lại không hoạt động hiệu quả.

Tọa đàm Kết nối và Tôn Vinh Doanh nhân Xứ Nghệ 2018
Hiệp hội CNTT Nghệ An thăm Trung tâm nuôi trẻ mồ côi khuyết tật 19/3
Nhà hàng Cá Gỗ - Tinh hoa ẩm thực Xứ Nghệ
Thiết kế Logo độc đáo, chuyên nghiệp, ấn tượng
Khai trương dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới Online
TinhdoanNgheAn.vn - Giao diện mới, chức năng mới
KHÁCH HÀNG - ĐỐI TÁC
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hôm nay: 27.034
Tất cả: 13.993.584
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
 
Công ty CP Truyền thông Công nghệ TVC
Địa chỉ: Số 32 ngõ 3H Mai Hắc Đế, TP Vinh
Tel/ Fax: 0386.524.375 - Hotline: 0915.050.067
Email: [email protected] - http://sarahitech.net
Số ĐKKD: 2901225066 cấp ngày 9/3/2010 tại Nghệ An
Giám đốc: Trần Viết Cường
Kiến thức
  • Kiến thức cơ bản
  • Thủ thuật tin học
  • Thủ thuật Seo
  • Đồ họa - Flash
  • Chính sách chung
  • Chính sách Bảo mật thông tin
  • Điều khoản sử dụng
  • Hướng dẫn mua hàng
  • Chính sách vận chuyển, giao nhận
  • Chính sách đổi hàng
  • Giải quyết khiếu nại
  • Chat hỗ trợ
    Chat ngay

    0915050067