Trường Cao đẳng nghề số 4 - BQP
tiền thân là Trung tâm xúc việc làm Quân khu 4, được thành lập tháng 12
năm 1993 theo quyết định số 751/QĐ-QP của Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng, ngày
27 tháng 10 năm 1997 được nâng cấp thành trung tâm dịch vụ việc làm Quân
khu 4 theo quyết định số 1446/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Năm
2002 được nâng cấp thành Trường dạy nghề số 4 theo quyết định số:
86/2002/QĐ – BQP ngày 27 tháng 06 năm 2002. Ngày 05 tháng 04 năm 2007,
Trường TCN số 4 được chính thức thành lập theo quyết định số 63/QĐ – BQP
của Bộ trưởng Bộ quốc phòng với chức năng chính là đào tạo nghề, tư vấn
- giới thiệu việc làm cho công dân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, các
đối tượng chính sách xã hội, con em dân tộc vùng sâu, vùng xa và nước
bạn Lào.
Kết quả 4 năm hoạt động của nhà trường (2007 - 2010)
Trải qua hơn 17 năm (1993 - 2010)xây dựng và trưởng thành, trường Cao
đẳng nghề số 4 – BQP đã đạt được những thành tích trong công tác giáo
dục và đào tạo, trong đó kết quả 4 năm gần nhất là:
Công tác đào tạo nghề
Với phương châm ‘‘Chất lượng đào tạo là lựa chọn hàng đầu – Giải
quyết việc làm là ưu tiên số một’’, trong 4 năm nhà trường đã và đang
đào tạo cho: 27.309 người, trong đó: Cao đẳng nghề và dài hạn: 6.723
người, sơ cấp và ngắn hạn: 20.586 người. Đào tạo theo địa chỉ: 4.616
sinh viên(Cao học: 26học viên, Cao đẳng chuyên nghiệp: 1.224 sinh viên;
Cao đẳng chuyên nghiệp: 3.334 sinh viên, Học viên CHDCND Lào: 30 người)
Kết
quả tốt nghiệp hàng năm đạt trên 90% : Có 25,4% loại giỏi; 52,5% khá;
15,2% trung bình khá và trung bình. Khoảng hơn 70% số lượng học sinh tốt
nghiệp ra trường có việc làm và thu nhập ổn định.
Công tác tư vấn và giới thiệu việc làm.
Trong 4 năm qua nhà trường đã chủ động tìm kiếm, hợp tác với các công
ty, nhà máy, khu công nghiệp, doanh nghiệp trong nước và các thị trường
lao động ở nước ngoài như Malaixya ; UAE ; Hàn Quốc…để giới thiệu và
giải quyết việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp. Với nỗ lực đó,
công tác tư vấn và giới thiệu việc làm đạt được kết quả như sau: Tư vấn
và giới thiệu việc làm cho 20.730 lượt người; trong nước chiếm : 80% ;
ngoài nước chiếm 20%.
Công tác tổ chức, biên chế.
Tổ chức, biên chế nhà trường gồm: Ban giám hiệu; 05 phòng chức năng;
04 trung tâm; 05 khoa chuyên môn, 01 bộ môn; 01 bệnh xá; 01 trung tâm
thông tin thư viện và 01 ban quản lý học sinh - sinh viên.
Tổng số CB, NV, giáo viên: 268 người, trong đó:
Cán bộ, nhân viên quản lý nghề: 61 người (Thạc sỹ:4; ĐH:37; CĐ: 15; TC:1;Thợ bậc cao: 04).
Giáo
viên dạy trình độ cao đẳng và Cao đẳng nghề: 87 người (Cơ hữu: 81;Thỉnh
giảng: 06) : Thạc sỹ: 14; ĐH: 61; CĐ: 5; Chuyên gia và thợ bậc cao: 7.
Giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề: 120 người (TC: 120).
Chương trình, giáo trình dạy nghề
Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đã ban hành, từ năm 2007 đến 2010 nhà trường đã tiến hành xây dựng 7 bộ
chương trình đào tạo nghề trình độ Cao đẳng: Hàn, công nghệ ô tô, điện
công nghiệp, kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, công nghệ chế tạo
vỏ tàu thủy, Kế toán doanh nghiệp, lập trình máy tính và 8 bộ chương
trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề đó là: Hàn, công nghệ ô tô, Điện
công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí, lập trình máy
tính, kỹ thuật xây dựng, vận hành máy xây dựng, lái xe các hạng.
+
Nhà trường đã tổ chức biên soạn giáo trình tất cả các môn học chuyên
ngành phục vụ cho công tác đào tạo nghề ở 2 cấp trình độ Cao đẳng và sơ
cấp nghề.
+ Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo được đảm bảo
theo tiêu chuẩn quy định của hệ thống dạy nghề, đảm bảo 01 bộ giáo
trình/01 học sinh và tài liệu tham khảo từ 3 – 5 bộ/ học sinh. Hiện tại
nhà trường có 419 đầu sách với 16.360 cuốn giáo trình và tài liệu tham
khảo.
Cơ sở vật chất
Hiện nay Trường đóng trên địa bàn của 02 tỉnh: Nghệ An và Thừa Thiên Huế.
Diện tích đất sử dụng: 204.568,6m2
Trụ sở chính (Thành phố Vinh - Nghệ An): 21.054m2
Cơ sở 01: (Thành phố Vinh - Nghệ An): 2.440m2
Cơ sở 02: (Thành phố Vinh - Nghệ An): 9.869m2
Cơ sở 03: (Thừa Thiên Huế): 171.205,6m2
- Đất xây dựng: 30.846,01 m2
+ Trụ sở chính (Thành phố Vinh - Nghệ An) : 12.771m2
+ Cơ sở 1 (Thành phố Vinh - Nghệ An) : 2.260m2
+ Cơ sở 2 (Thành phố Vinh - Nghệ An) : 2.516m2
+ Cơ sở 3 (Thừa Thiên Huế):13.299,01m2
Cụ thể:
Phòng học lý thuyết: 39 phòng với 2.989m2.
- Phòng học thực hành (modul): 10 phòng với 2.917 m2.
- Xưởng thực hành: 5 xưởng với 5.196 m2
- Sân tập lái ô tô: 10.000m2 (đang xây dựng thêm 01 sân mới: 14.000m2).
- Phòng làm việc: 2.128m2
- Bệnh xá: 959m2.
-
Trung tâm thông tin thư viện: 1.170m2 (Kho sách: 77m2; Phòng đọc:585m2;
Phòng thư viện điện tử : 488m2; Phòng điều hành thư viện 20m2.
- Ký túc xá: diện tích 4.147,01m2, với gần 100 phòng và công trình bổ trợ đáp ứng 2000 học sinh, sinh viên tương đương 35%.
- Khu liên hợp thể thao: 12.000m2(mới nhận thêm từ Quân khu 4)
- Các công trình bổ trợ khác: 540m2.
Các
hạng mục công trình của trường được thiết kế theo Tiêu chuẩn xây dựng
Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được
Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2003/QĐ - BXD ngày 28 tháng 07 năm
2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất trong 5 năm (2006 - 2010) hơn 100 tỷ đồng.
Trang - thiết bị dạy nghề
Trên
cơ sở các nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn tự có, trường đã tập trung
đầu tư trang thiết bị đáp ứng nhu cầu cho các ngành nghề đào tạo với
tổng kinh phí 53 tỷ đồng:
+ Thiết bị dung chung: 890 triệu đồng( 165 bộ).
+ Công nghệ ô tô: 5.811,18 triệu đồng (221 bộ)
+ Cơ khí: 2.944 triệu đồng (170 bộ).
+ Điện công nghiệp: 1.200 triệu đồng (995 bộ).
+ Công nghệ thông tin: 398,1 triệu đồng (45 bộ)
+ Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa KK: 1.200 triệu đồng (395 bộ).
+ Vận hành máy xây dựng: 4 tỷ đồng (10 xe).
+ Đào tạo lái xe ô tô các hạng: 35 tỷ đồng (107 xe).
+ Trang bị giảng đường: 723 triệu đồng (34 bộ).
+ Thiết bị TT thông tin thư viện điện tử: 783 triệu đồng.
Công tác tài chính
Trong những năm qua, Nhà trường hoạt động theo nghị định 43 của Thủ tướng chính phủ với các nguồn ngân sách:
- Trên cấp:12-15 tỷ mỗi năm.
- Các nguồn thu khác: 18-20 tỷ mỗi năm :
- Các nguồn đầu tư theo dự án:
+ 21 tỷ : Từ “Dự án đầu tư xây dựng Trường dạy nghề số 4 – BQP giai đoạn 1’’ giai đoạn năm 2006 – 2010.
+ 14 tỷ từ “Dự án tăng cường năng lực dạy nghề” giai đoạn 2006 – 2010.
Kết quả công tác tài chính trong giai đoạn 2007 - 2010
Năm 2007: Tổng thu:16.946.723,433
Năm 2008: Tổng thu:18,374,275,300
Năm 2009: Tổng thu:26,112,360,680
Năm 2010: Tổng thu:51,786,140,080
Giá trị tài sản khoảng 490 tỷ đồng, trong đó
- Đất và tài sản trên đất (trụ sở chính+ cơ sở 1,2,3): 410 tỷ đồng.
- Trang thiết bị và phương tiện khác: 80 tỷ đồng
Trong 4 năm qua, Nhà trường đã nỗ lực phấn đấu đổi mới, trưởng thành
và phát triển toàn diện. Đào tạo và liên kết đào tào các ngành nghề khác
nhau, chất lượng đã được thực tế kiểm nghiệm. Được tặng thưởng Huân
chương Lao động hạng 3; Bằng khen của Thủ tướng chính phủ, Bộ lao động
Thương binh và xã hội, BQP, Bộ giao thông vận tải; Bằng khen của Ủy ban
Nhân dân tỉnh, Sở giáo dục đào tạo, Sở giao thông vận tải Nghệ An; năm
1999 đến nay liên tục đạt danh hiệu đơn vị Quyết thắng; đảng uỷ QSTW
tặng cờ Đảng bộ TSVM tiêu biểu thành tích 5 năm 2000 – 2005. Các hội thi
tay nghề các cấp, nhà trường đã tích cực, chủ động tham gia và đạt: 01
giáo viên đạt giải nhì cấp quốc gia, 03 giáo viên đạt nhì cấp tỉnh, 02
giáo viên đạt giải nhất cấp toàn quân, tham gia các hội thi thiết bị tự
làm cấp tỉnh đạt giải nhất toàn đoàn, tham gia hội thi tay nghề toàn
quốc đạt 02 giải ba, 01 khuyến khích, tham gia hội thi tay nghề cấp Bộ
Quốc phòng đạt 02 giải nhì và 02 giải ba.