I. Hoàn cảnh của Công ty từ sau cổ phần hóa tới năm 2012:
Được sự quan tâm giúp đỡ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Anh Sơn, vùng nguyên liệu ổn định và phát triển. Phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật phát triển mạnh và đi vào chiều sâu. Nguyên liệu mía đưa vào ép tương đổi ổn định, sản xuất cồn quanh năm, chủ động sản xuất phân bón kịp thời cho bà con trồng mía, nhận thức của cán bộ công nhân viên ngày một nâng lên, nội bộ đoàn kết, dân chủ.
Mía đường Sông Lam Nghệ An
Công ty mía đường Sông Lam giai đoạn 2006-2012
Bên cạnh những thuận lợi Công ty còn gặp nhiều khó khăn đó là thiết bị cũ kỹ, giao thông vùng mía khó khăn lại phải cạnh tranh với các cây trồng khác như sắn, ngô… Lực lượng lao động kỹ thuật bậc cao ngày càng mỏng, thành phần đường trong mía còn thấp.
Trong 6 năm qua (sau khi cổ phần hóa thành công trong năm 2006), Công ty đã có nhiều cơ chế chính sách, cùng sự hỗ trợ chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh và 2 huyện Anh Sơn, Con Cuông tạo điều kiện tốt nhất để hầu hết bà con nông dân nhận ra rằng: chuyển đổi cây trồng là hướng đi đúng tới với xã vùng trung du miền núi. Cây mía trở thành cây làm giàu cho nông dân.
Nhiều xã như Bình Sơn, Thọ Sơn, Thành Sơn, Hoa Sơn, Tường Sơn - huyện Anh Sơn; nông trường 2/9 Châu Khê, Thạch Ngàn- huyện Con Cuông diện tích trồng mía tăng dần, sản lượng năng suất, chất lượng cây mía cũng tăng cao.
Nhiều hộ bà con nông dân đã đi các vùng trồng mía lâu năm như Tân Kỳ, Nghĩa Đàn , Quỳ Hợp học tập kinh nghiệm.
Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ nghề trồng mía cho nhà máy đường nh¬ư: xây dựng nhà cửa, mua được các trang bị gia đình đắt tiền như: Tivi, Tủ lạnh, xe máy, xe Ô tô chở mía cho Công ty v.v…
Tiêu biểu các hộ có diện tích và sản lượng nhiều là:
* Xã Thọ sơn - Anh Sơn:
Ông Nguyễn Văn Nhỏ xóm 8; Ông Nguyễn Đình Hòa xóm 2; Ông Nguyễn Khắc Quang xóm 11; Ông Nguyễn Khánh Hồng xóm 3.
* Xã Bình Sơn - Anh Sơn:
Bà Hồ Thị Lý xóm 2; ông Nguyễn Đình Hòa xóm 11 ; ông Nguyễn Khánh Thân xóm 14 ; ông Trần Đình Trường xóm 16.
* XN chè tháng 10 Anh Sơn:
Ông Nguyễn Văn Hòa; Nguyễn Văn Thắng; Đặng Văn Tùng; Lê Văn Hoàng; Lê Quốc Trường.
* Xã Hoa Sơn - Anh Sơn:
Nguyễn Văn Mạo xóm 5; Nguyễn Văn Viêm xóm 5; Lê Quốc Thọ xóm 5; Nguyễn Văn Loan xóm 5.
* Nông trường 2/9 Châu Khê- Con Cuông:
Nguyễn Văn Quế 2/9 ; Lô Luyến - Bãi Gạo; Lê Minh - Bãi Gạo
Từ năm 2006 - 2012 là 6 năm công ty hoạt động theo hình thức cổ phần hóa
II, Tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2006-2012
Phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn qua các năm, công ty đã tổ chức phát động phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất, ổn định đời sống CBCNVC, hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đạt được những thành quả nổi bật, cụ thể:
1. Trong công tác nguyên liệu:
Theo kế hoạch hàng năm, toàn bộ diện tích trồng mới được cân đối giống tại chỗ, người trồng mía không còn phải đến vùng nguyên liệu của Tổng đội thanh niên xung phong huyện Anh Sơn.
Trước đây, trồng 200 ha có sản lượng 10.000 - 12.000 tấn mía nguyên liệu, nhưng dần về sau đã quy hoạch trồng chè, tuy bà con có trồng mía nhưng diện tích và sản lượng không đáng kể. Tại một số xã của huyện Anh Sơn một số bà con nông dân chỉ thấy lợi ích trước mắt đã chuyển sang trồng sắn và một số cây khác làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch trồng mía của công ty.
Đồng chí Đặng Văn Lãng – Bí thư Đảng ủy, kiêm Phó giám đốc báo cáo tại Hội nghị quy hoạch vùng nguyên liệu mía giai đoạn 2005- 2010, kế hoạch trồng mía Đông Xuân 2004-2005
Hằng năm, Công ty đã nâng dần giá mua mía lên một cách hợp lý, nhằm khuyến khích người nông dân trồng thêm cây mía, Vụ ép 2004 - 2005 giá mía là 350.000 đ/tấn, đến vụ ép 2011-2012 công ty đã nâng giá mía lên 950.000 đ/tấn. Giá mía của bà con nông dân được Công ty thống nhất từ đầu đến cuối vụ, có những vùng Công ty tổ chức trả tiền trực tiếp đến từng hộ. Do đó, các hộ trồng mía rất phấn khởi và diện tích trồng mới nay đã tăng lên.
Chỉ tiêu đề ra diện tích mía đứng bình quân hàng năm là 1.650 - 1.900 ha năng suất 50 tấn/ha, sản lượng mía đưa vào ép 80-95 ngàn tấn thành phần đường trong cây mía > 12%.
2, Trong sản xuất chế biến:
Xuất phát từ tình hình thực tế thiết cũ kỹ, mang tính chất thời vụ, công ăn việc làm không ổn định của nhà máy, Công ty đã ưu tiên công tác phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật thành việc thường xuyên và phát triển về chiều sâu, đồng thời hướng đến đề tài có trọng tâm, trọng điểm có hiệu quả sát thực đối với sản xuất kinh doanh.
Kết quả sáng kiến cải tiến kỹ thuật hàng năm được kiểm nghiệm trong mùa sản xuất. Vụ ép tiến hành hơn 1 tháng phần nào kiểm nghiệm có hiệu quả của sáng kiến thì được công nhận.
Tiêu biểu có các sáng kiến như:
* Nghiên cứu phân lập chủng men dành cho lên men sản xuất cồn, đưa lại hiệu quả cao. Sáng kiến đạt giải Nhất và được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen.
* Cải tạo băng trung gian, trục cưỡng bức nâng công suất ép từ 91,89% lên 94,82%, ép liên tục có hiệu quả, thời gian ngưng nghỉ do sự cố giảm nhiều so với các năm trước. Sáng kiến đạt giải Nhì, được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen.
* Lắp thêm hệ thống xử lý bụi, mùi của lò đốt than TMZ 1 tấn hơi/giờ đưa lại hiệu quả về môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội. Sáng kiến đã đạt giải Nhất, được Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen.
* Dùng cáp cũ 3 sợi đi 3 pha thay cho 1 sợi đi 3 pha để đấu lại cáp từ trạm BA đến trạm phân phối (do bị chập nổ)…
Từ năm 2006 - 2012 đã có 5 bằng Lao động sáng tạo được Hội đồng khoa học tỉnh Nghệ An công nhận, tổng số có hơn 174 sáng kiến giá trị làm lợi trên 5 tỷ đồng.
Hệ thống nấu đường (giai đoạn 2001-2012)
Những cá nhân tiêu biểu có nhiều công trình sáng tạo là:
Phan Đình Đức Giám đốc
Lê Thanh An Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc
Đặng Văn Cảnh Phó giám đốc
Hoàng Văn Hùng Phó Giám đốc
Hoàng Tấn Kháng Trưởng phòng kỹ thuật
Lê Văn Minh Trưởng phòng kỹ thuật
Nguyễn Hồng Sơn Phó quản đốc phân xưởng
Bước vào từng vụ sản xuất chuyên môn, toàn thể công ty đã phát động phong trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu về mía đưa vào ép và thành phần đường trong cây mía. Mía/đường, sản lượng cồn trong từng năm đạt 760 triệu lít trở lên.
Công nhân đang kiểm tra thiết bị chế luyện (Giai đoạn 2006 -2010)
Phân bón sản xuất hàng năm đạt trên 1.500 tấn. Nộp ngân sách đầy đủ. Thu nhập bình quân của người lao động từ 2.500.000đ năm 2008, tăng lên 4.500.000đ năm 2012. Từ năm 2009 - 2010 trợ cấp thiếu việc làm cho 179 người với tổng số tiền là 292.600.000 đồng. Nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Thực hiện tốt chế độ thi nâng bậc, nâng lương, chế độ ốm đau thai sản cho cán bộ công nhân viên. Vận động cán bộ công nhân viên hưởng ứng tốt các phong trào do các cấp phát động.
Giao ước thi đua được đưa ra những chỉ tiêu về thời gian, về lao động lên ca xuống kíp đúng giờ, giao nhận ca đúng quy định, đoàn kết, không uống rượu say trong và ngoài giờ làm ảnh hưởng đến năng suất lao động cũng như ảnh hưởng đến người khác, nếu để xảy ra không những không được thưởng mà còn bị phạt.
Cán bộ công nhân viên nhà máy luôn giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh chung trong khu tập thể, đồng thời thực hiện tốt việc khai báo tạm trú, tạm vắng, từng gia đình cho làm cam kết không vi phạm nội quy, quy chế nhằm ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập.
Phong trào thi đua đã có tác dụng rất lớn trên tất cả các mặt như khâu nguyên liệu, chế biến, phát huy sáng kiến…điều đó thể hiện rõ ý thức tự giác, và sự hăng say lao động của cán bộ công nhân viên nhà máy.
Trong mỗi vụ ép, toàn thể cán bộ công nhân viên trong đó có cả đồng chí Giám đốc, ai cũng xác định ngày làm tháng ăn, vì vậy không có thứ 7, chủ nhật, có việc riêng thật cần thiết thì mới nghỉ. Đối với cán bộ chủ chốt ngoài giờ hành chính (8h), ban đêm còn đi kiểm tra đôn đốc hướng dẫn, giám sát công nhân làm việc. Đối với công nhân đã nhận thức được muốn có thu nhập cao thì phải thường xuyên bám máy, thực hiện đúng quy trình, quy phạm, không để xẩy ra tràn đổ, sự cố gây tổn thất. Nhờ có phong trào thi đua nên trong SXKD và các mặt công tác đạt được kết quả cao.
Phân xưởng sản xuất đường của Công ty
Từ năm 2007 công ty đã mua 1 máy cày để phục vụ các hộ trồng mía với diện tích lớn, điều này chứng tỏ các hộ đã nhận thức đúng hiệu quả của cơ giới hóa đối với chu kỳ của cây mía, mặt khác đã thể hiện sự quan tâm của Công ty đối với bà con nông dân.
Về sản lượng, tính bình quân trong 6 vụ ép từ vụ 2006 - 2007 đến vụ 2011 - 2012 :
Diện tích trồng mía bình quân: 1257 ha
Sản lượng mía bình quân 1 vụ : 62.882 tấn
Tuy diện tích này chưa đáp ứng được quy hoạch là 1740 ha và 75.000 tấn mía/ vụ nhưng đã đạt gần 85 % công suất thiết kế để Công ty sản xuất kinh doanh có lãi thực hiện tốt các nghĩa vụ với nhà nước, giải quyết việc làm thu nhập cho người lao động.
Năm 2009 -2010 là năm thứ 4 công ty hoạt động theo hình thức cổ phần hóa. Trong vụ ép này, nguyên liệu mía đưa vào ép tương đối ổn định, sản xuất cồn quanh năm, chủ động sản xuất phân bón kịp thời cho bà con trồng mía, nhận thức của cán bộ công nhân viên ngày một nâng lên, nội bộ đoàn kết, dân chủ.
Chỉ tiêu đề ra diện tích mía đứng là 1.000 ha năng suất 50 tấn/ha, sản lượng mía đưa vào ép 50.000 tấn thành phần đường trong cây mía > 12%.
Vụ ép 2009 - 2010 công ty đã nâng giá mía từ 440.000 đ/tấn lên 600.000 đ/tấn. Giá mía của bà con nông dân được Công ty thống nhất từ đầu đến cuối vụ. Vụ ép tiến hành hơn 1 tháng phần nào kiểm nghiệm có hiệu quả của sáng kiến như: Thay mới hệ thống băng cào, trục cưỡng bức nâng công suất ép từ 91,89% lên 94,82%, ép liên tục có hiệu quả, thời gian ngưng nghỉ do sự cố giảm nhiều so với các năm trước, lắp thêm hệ thống xử lý mùi ở lò hơi sản xuất cồn do đốt than Khe Bố hàm lượng lưu huỳnh vượt mức cho phép.
Phân xưởng sản xuất rượu cồn của Công ty
Dùng cáp cũ 3 sợi đi 3 pha thay cho 1 sợi đi 3 pha để đấu lại cáp từ trạm BA đến trạm phân phối (do bị chập nổ)… Tổng số có 51 sáng kiến xét thấy có hiệu quả hơn so cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, bước vào vụ sản xuất chuyên môn, Công ty đã phát động phong trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu mía vào ép 50.000 tấn, thành phần đường trong cây mía 12%. Mía/đường 10,5 tấn, sản lượng cồn trong năm đạt 764,5 triệu lít. Phân bón sản xuất cả năm 1.514,5 tấn. Nộp ngân sách 1.500 triệu đồng. Thu nhập của người lao động tăng lên 2.200.000đ so với năm 2008: 2.000.000đ tăng 110%. Trợ cấp thiếu việc làm cho 102 người với tổng số tiền là: 149.017.500 đồng. Nộp đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 202 lao động số tiền 1.101.949.000 ngàn đồng. Thực hiện tốt chế độ thi nâng bậc, nâng lương, chế độ ốm đau thai sản cho cán bộ công nhân viên. Vận động cán bộ công nhân viên hưởng ứng tốt các phong trào do các cấp phát động.
Sản lượng mía trong năm 2009-2010 đạt kế hoạch đề ra như sau:
Danh mục Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%)
1. DT mía đứng vụ 1.100 ha 1.000 91%
2. Sản lượng vụ 55.000 tấn 50.000 tấn 91%
3. Hiệu suất thu hồi 83,16 82,3 98,86%
Vụ ép 2010-2011, nhà máy đề ra chỉ tiêu diện tích mía đứng là 1.100 ha năng suất 50 tấn/ha, sản lượng mía đưa vào ép 55.000 tấn thành phần đường trong cây mía > 12%.
Công ty đã nâng giá mua mía từ 600.000đ lên 900.000đ. Giá mía của người nông dân được Công ty thống nhất từ đầu đến cuối vụ.
Tổng số có 34 sáng kiến xét thấy có hiệu quả hơn so cùng kỳ năm trước. Tổng số tiền làm lợi dự kiến: 458.000.000đ.
Công ty đã phát động phong trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu mía vào ép 53.000 tấn, thành phần đường trong cây mía 12%. Mía/đường 10,5 tấn, sản lượng cồn trong năm đạt 764,5 triệu lít. Phân bón sản xuất cả năm 1.514,5 tấn. Nộp ngân sách 2,2 tỷ đồng. Thu nhập của người lao động tăng lên 2.500.000đ so với năm 2009: 2.200.000đ tăng 114%. Trợ cấp thiếu việc làm cho 77 người với tổng số tiền là: 143.680.000 đồng. Nộp đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho 199 lao động số tiền 1.454 triệu đồng. Thực hiện tốt chế độ thi nâng bậc, nâng lương, chế độ ốm đau thai sản cho cán bộ công nhân viên. Vận động cán bộ công nhân viên hưởng ứng tốt các phong trào do các cấp phát động.
Sản lượng mía trong năm 2010-2011 đạt kế hoạch đề ra như sau:
Danh mục Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%)
1. DT mía đứng vụ 1.100 ha 1.000 91%
2. Sản lượng vụ 53.000 tấn 50.000 tấn 91%
3. Hiệu suất thu hồi 83,16 82,3 98,86%
Vụ ép 2011- 2012, Chỉ tiêu đề ra diện tích mía đứng là 1.100 ha năng suất 55 tấn/ha, sản lượng mía đưa vào ép 61.000 tấn, thành phần đường trong cây mía > 12%.
Tổng số có 30 sáng kiến xét thấy có hiệu quả hơn so cùng kỳ năm trước và đã làm lợi hơn 1 tỷ đồng.
Nhà máy đã phát động phong trào thi đua thực hiện các chỉ tiêu mía vào ép 60.000 tấn, thành phần đường trong cây mía > 12%. Mía/đường 10,2 tấn, sản lượng cồn trong năm đạt 800 ngàn lít. Phân bón sản xuất năm 1.800 tấn. Nộp ngân sách 4,0 tỷ đồng. Thu nhập của người lao động tăng lên 3.500.000đ. Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho hơn 200 lao động số tiền 1.519 triệu đồng. Thực hiện tốt chế độ thi nâng bậc, nâng lương, chế độ ốm đau thai sản cho cán bộ công nhân viên. Vận động cán bộ công nhân viên hưởng ứng tốt các phong trào do các cấp phát động.
Sản lượng mía trong năm 2010-2011 đạt kế hoạch đề ra như sau:
Danh mục Kế hoạch Thực hiện TH/KH (%)
1. DT mía đứng vụ 1.100 ha 1.000 100%
2. Sản lượng mía năm 60.000 tấn 61.000 tấn 101,6%
3. Hiệu suất thu hồi 80,09 81,04 101,2%
Năm 2011 tuy trong hoàn cảnh nợ công Châu Âu tác động xấu đến kinh tế, khối EURO; Mỹ và toàn thế giới cũng như khó khăn về kinh tế của Việt Nam nói chung. Song Công ty CP mía đường Sông Lam vẫn lích lũy và vay thêm một phần để đầu tư gần 40 tỷ nâng công suất ép từ 500 tấn mía/ngày lên 700 tấn mía/ngày. Nên vụ ép 2011 - 2012 đã ép hết số lượng mía 80.000 tấn trước 30/4/2012.
Vụ ép 2011 - 2012 Công ty đã nâng giá mía từ 900.000 đ/tấn lên 950.000đ/tấn. Giá mía của bà con nông dân được Công ty tăng theo thị trường tại thời điểm và thống nhất từ đầu đến cuối vụ.
Trong 12 năm nay toàn bộ tiền đầu tư vùng nguyên liệu, cao điểm là vụ 2011 - 2012 là 13 tỷ đồng tiền đầu tư cho nông dân trồng mía Công ty không tính lãi.
Đây là kết quả cho sự nỗ lực lao động của CBCN nhà máy, với nhiều ghi nhận của lãnh đạo huyện, các xã trồng mía và nhân dân.
Tổng hợp kết quả đạt và vượt chỉ tiêu đề ra qua các năm như sau:
TT Hạng mục ĐVT TH 2006 TH 2007 TH 2008 TH 2009 TH 2010 TH 2011 TH 2012 So năm 2011/2006
1 Doanh thu Tỷ đ 32,003 44,470 45,554 50,505 75.000 121,700 124,000 390%
2 Đường kính trắng Tấn 4,821 4.413 5.269 4.514 4.629 5.980 7.241 134%
3 Cồn thực phẩm Ngàn lít 782 742 857 764 770 802 802 108%
4 Nộp Ngân sách Tỷ đ 1,646 1,676 1,555 1,498 3,536 4,048 3,072 451%
5 Lợi nhuận Tỷ đ 1,078 1,822 2,309 4,456 7,500 13,000 3,100
6 Nạp BHXH, YT Tỷ đ 0,627 0,667 0,800 1,024 1,529 1,787 100 367%
7 Các loại quỹ khác % 100 100 100 100 100 100 200 100%
8 Cổ tức hàng năm % 20 200 25 25 30 30 20 140%
9 Thu nhập BQ (người/tháng) Tr đ 2,2 2,5 2,5 3,0 3,6 4,0 4,5 266%
TT Hạng mục Giá trị đạt BQ 7 năm (2008 2012) Tỷ lệ tăng 2012 so 2008
1 Đường kính trắng 5.500 tấn 120%
2 Cồn thực phẩm 900.000 lít 150%
3 Doanh thu 52.270 triệu đồng 120%
4 Nộp ngân sách 1.736 triệu đồng
5 Lợi nhuận 2.800 triệu đồng 190%
6 Thu nhập (BQ người/tháng) 2.300 triệu đồng
7 Thực hiện chế độ BHXH, YT 100%
8 Các loại quỹ khác 100%
9 Cổ tức hàng năm 15%
Đạt được những kết quả như trên nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Giám đốc, Công đoàn và sự nỗ lực phấn đấu lao động sản xuất của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên và người lao động.