I. Tên trường và những địa danh trường đã đi qua.
Tháng
8-1964 Đế quốc Mỹ thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc. Trường học
bệnh viện đều trở thành mục tiêu của kẻ địch. Để đảm bảo an toàn tính
mạng cho Thầy và trò, Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh quyết định chia trường cấp
III Trần Phú hồi đó đóng tại Đức Phong (nay là Tùng Ảnh) quê hương đồng
chí Tổng Bí Thư Trần Phú thành 2 trường. Thực hiện chủ trương đó tháng 9
năm 1965 một bộ phận chuyển xuống Đức Thuỷ mang tên Cấp III Trần Phú,
một bộ phận chuyển về chân núi Chùm Am thuộc 2 xã Đức Hoà- Đức Lạc mang
tên Trường Cấp III Đức Thọ. Trường Cấp III Đức Thọ ( nay là Trường THPT
Đức Thọ) ra đời từ tháng 9 năm 1965.
Để thích ứng với hoàn cảnh
chiến tranh, nhằm đảm bảo an toàn cho công tác dạy-học Trường phải di
chuyển đến nhiều nơi trong huyện:
- Từ 1965 đến 1968 Trường đóng tại chân núi Chùa Am thuộc 2 xã Đức Hoà- Đức Lạc.
- Từ 1969 đến 1970 Trường chuyển lên Đức Lĩnh.
- Từ 1970 đến 1972 Trường trở về Đức Hoà- Đức Lạc.
- Từ 1972 đến 1973 một bộ phận của Trường chuyển sang Ân Phú.
-
Từ 1973 đến 1978 Trường trở về Đức Hoà- Đức Lạc.- Từ 1979 đến nay
Trường đóng tại mảnh đất Đồng Văn- xã Đức Lạng – Đức Thọ nhằm phục vụ
cho con em của các xã miền thượng Đức Thọ. Đây là mảnh đất nằm kề bên
con sông Ngàn Sâu - Trong chiến tranh đây là mảnh đất cất giữ và vận
chuyển xăng dầu từ Bắc vào Nam, mảnh đất gian khổ ác liệt của thời kì
chống Mỹ, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng.
II. Hiệu Trưởng qua các thời kỳ.
Người đặt nền móng đầu tiên để xây dựng trường Cấp III Đức Thọ là thầy
Hiệu trưởng Nguyễn Tiến Hành- nguyên là phó hiệu trưởng trường Cấp III
Trần Phú thời đó. Đến nay trường đã trải qua 6 thế hệ Hiệu trưởng. Hiện
các Thầy đều khoẻ mạnh tiếp tục công tác ở cương vị mới.
Hiệu Trưởng qua các thời kỳ:
Thầy Nguyễn Tiến Hành – (Quê Đức Hoà) Hiệu trưởng từ năm1965 đến 1975
Thầy Nguyễn Đình Long – (Quê Đức Yên) Hiệu trưởng từ năm 1975 đến 1982
Thầy Đoàn Thanh Tùng – (Quê Đức Đồng) Hiệu trưởng từ năm1982 đến 1991
Thầy Hoàng Thám – (Quê Đức Đồng) Hiệu trưởng từ năm1991 đến 2001
Thầy Lê Ngọc Cảnh – (Quê Đức Lạc) Hiệu trưởng từ năm2001 đến 2003
Thầy Phan Văn Khải– (Quê Đức Lạc) Hiệu trưởng từ năm 2003 đến 2010
Thầy Đoàn Trung Nga - (Quê Đức Lạc) Hiệu trưởng từ năm 2011 đến nay
III. Quy mô phát triển của trường: Quy mô phát triển:
- Năm học đầu tiên (1965-1966) Trường chỉ có 10 lớp (4 lớp 8; 3 lớp
9; 3 lớp 10) với 26 thầy cô giáo-cán bộ và 511 Học sinh.- Năm học có số
lớp, số học sinh cao nhất là năm học 2001-2002: Trường có 43 lớp (Trong
đó có 6 lớp cấp II) với tổng số 2290 học sinh và 83 Cán bộ- Giáo viên.
- Năm học 2009-2010 trường có 29 lớp với 1460 học sinh và 76 Cán bộ - Giáo viên.
- Năm học 2010-2011 trường có 29 lớp với 1389 học sinh và 74 Cán bộ - Giáo viên.
Cơ
sở vật chất: - Thời gian chiến tranh: 1965-1975 lớp học là các lán nửa
nổi, nửa chìm, nằm giữa các dãy hào giao thông và các hầm chữ A( hầm
Triều Tiên). Các lán học đều được bố trí trong các nhà dân – các lán học
cách nhau từ 200-300m, có khi cách nhau hàng cây số.- Từ 1975 đến 1995
lớp học là các dãy nhà cấp 4 đơn sơ - HS phải học 2 ca.- Cho đến nay
trường đã có đủ phòng học cao tầng, đảm bảo cho HS học 1 ca. Các phòng
thực hành, phòng thí nghiệm, phòng làm việc, phòng chờ, phòng Hội đồng,
phòng truyền thống khang trang, khuôn viên cảnh quan đẹp.
IV. Đóng góp của Trường cho xã hội. Sau 44 năm xây dựng và phát triển Trường THPT Đức Thọ đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh trưởng thành:
- Số học sinh tốt nghiệp cấp III ( nay là THPT): Trên 15000 em.
-Số học sinh đậu ĐH-CĐ: Trên 2000 em
- Số học sinh tham gia Quân đội: Hàng ngàn em
Số học sinh đậu học sinh giỏi miền Bắc, HSG tỉnh: Hàng trăm em. Trong đó số HS đậu HSG Miền Bắc, nhất, nhì tỉnh trên 30 em.
- Số học sinh được chọn đi học ở nước ngoài: Hàng trăm em.
-
Số học sinh thành đạt trên các lĩnh vực: KT-CT-XH, AN-QP, GD-ĐT và các
lĩnh vực khác có đến hàng trăm em. Nhiều học sinh có học hàm, học vị GS,
PGS, Tiến sĩ, Phó Tiến sĩ, Thạc sĩ. Nhiều HS giữ các vai trò lãnh đạo
là Tổng Giám đốc, Giám đốc, là Kỹ sư, Bác sỹ hay chủ các doanh nghiệp…
Có nhiều HS được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lao động
thời kì đổi mới. Có những HS nay đã được phong quân hàm cấp tá, cấp
tướng trong quân đội, trong đó số 4-5 cấp tướng có 2 Trung Tướng đang
giữ các chức vụ quan trọng trong lực lượng vũ trang.- Trong chiến tranh
có hàng ngàn HS gia nhập Quân Đội, TNXP có gần một trăm học sinh là liệt
sỹ. Đặc biệt có thầy giáo dạy văn (nhà thơ) Trần Quốc Anh quê Nam Định
đã anh dũng hi sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ tại trận địa pháo Linh
Cảm được công nhận là liệt sỹ.- Từ mái trường này đã có nhiều Học sinh
thành đạt và trở thành cán bộ, lãnh đạo các cấp các ngành từ TW đến địa
phương.
V. Những thành tựu đạt được:
- Huân chương lao động hạng 3 năm 2005- Nhiều năm đạt danh hiệu
trường tiên tiến.- Chi Bộ nhiều năm đạt Chi Bộ trong sạch vững mạnh và
Vững mạnh xuất sắc.- Đoàn trường và Công đoàn: Nhiều năm là đơn vị vững
mạnh.
Lời kết: Nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11,
mừng Trường THPT Đức Thọ tròn 45 tuổi. Tôi xin gửi tới các thầy cô giáo,
cán bộ và các em học sinh cùng các độc giả của “Báo Hoa” lời chúc mừng
hạnh phúc thành đạt. Mong chúng ta luôn nghĩ về mái trường có bề dày
lịch sử, có truyền thống lâu dài. Mỗi chúng ta hãy làm một việc gì đó
thực sự có ích để góp phần giữ vững truyền thống của trường. Thiết thực
lập thành tích xứng đáng với lịch sử và truyền thống nhà trường.
Thầy giáo: Phan Văn Khải - Nguyên Hiệu Trưởng